Giá lúa mì quay đầu giảm mạnh sau 6 phiên tăng liên tiếp và tạo sức ép lên giá ngô

Giá lúa mì quay đầu giảm mạnh sau 6 phiên tăng liên tiếp và tạo sức ép lên giá ngô
Giá lúa mì quay đầu giảm mạnh sau 6 phiên tăng liên tiếp và tạo sức ép lên giá ngô

Kết thúc ngày 18/05, ngô đã ghi nhận phiên thứ 2 liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Mặc dù thị trường diễn biến khá giằng co trong phiên sáng, tuy nhiên, giá đã sụt giảm mạnh khi phiên tối bắt đầu. Những thông tin tích cực về tình hình ngô vụ 2 tại Brazil là yếu tố đã gây sức ép lên giá bên cạnh đà suy yếu của lúa mì. 
Theo Cơ quan tư vấn nông nghiệp Rural Clima, hiện tượng sương giá trong tuần này tại Brazil được ghi nhận chỉ xuất hiện tại một số khu vực nhỏ. Các chuyên gia nhận định, thời tiết hiện tại không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cây trồng. Thông tin trên đã xoa dịu những lo ngại rằng sương giá có thể ảnh hưởng đến sản lượng ngô và tác động “bearish” đến giá.
Bên cạnh đó, trong báo cáo của EIA, sản lượng ethanol của Mỹ chỉ tăng không đáng kể so với tuần trước. Điều này đã xóa đi những kỳ vọng của thị trường về khả năng Mỹ sẽ gia tăng sản xuất ethanol để bổ sung vào mức tồn kho thấp. Thông tin trên đang là yếu tố đã gây sức ép lên giá ngô trong phiên vừa rồi.

Mặt hàng Đóng cửa Thay đổi Cao Thấp KLGD
Ngô ZCEN22 781.50 -19.25 -2.40% 802.25 778.00 98,317
Đậu tương ZSEN22 1662.75 -15.25 -0.91% 1686.75 1657.00 76,915
Khô đậu tương ZMEN22 414.0 +2.2 +0.53% 417.8 408.3 46,289
Dầu đậu tương ZLEN22 80.55 -2.94 -3.52% 83.72 80.47 40,244
Lúa mỳ Chicago ZWAN22 1230.75 -46.75 -3.66% 1280.00 1211.50 73,671
Lúa mỳ Kansas KWAN22 1324.50 -43.25 -3.16% 1368.00 1303.00 22,301
Gạo thô RREN22 16.810 -0.355 -2.07% 17.120 16.715 913

Tương tự ngô, lúa mì cũng đã sụt giảm mạnh trong ngày hôm qua. Nhìn chung, lực bán đã chiếm thế áp đảo kể từ khi mở cửa và duy trì đà giảm đến cuối phiên. Những dự báo tích cực về vụ mùa tại Nga là yếu tố đã tạo sức ép lên giá. 
Theo Dmitry Rylko, người đứng đầu hãng tư vấn nông nghiệp IKAR, sản lượng lúa mì niên vụ 2022/23 của Nga dự báo sẽ đạt mức 85 triệu tấn. Ngoài ra, xuất khẩu dự kiến có thể đạt 39 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, cao hơn mức 33 triệu tấn trong báo cáo mới nhất của USDA. Trong khi đó, SovEcon lại có cái nhìn tích cực hơn với sản lượng lúa mì Nga trong niên vụ tới khi nâng dự báo lên mức 88.6 triệu tấn, cao hơn mức 87.4 triệu tấn trong dự đoán trước. Sản lượng tốt hơn tại Nga trong niên vụ 2022/23 có thể sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu đang tăng mạnh của thị trường và tác động “bearish” đến giá.
Bên cạnh đó, theo CNN, Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh châu Âu để cố gắng tìm ra các tuyến đường xuất khẩu lúa mì của Ukraine. Những tuyến đường an toàn được xem xét và lựa chọn để vận chuyển ngũ cốc bao gồm đường sắt, đường biển và đường hàng không. Điều này sẽ phần nào nới lỏng nguồn cung lúa mì toàn cầu và gây sức ép lên giá.

Bình luận